Home » Uncategorized » Phần mềm đo nhiệt độ CPU chính xác nhất, bao nhiêu độ là tốt

Phần mềm đo nhiệt độ CPU chính xác nhất, bao nhiêu độ là tốt

Viết bởi: Phan Ha
1,3K views

Nhiệt độ CPU sẽ khiến cho bạn biết được tình trạng máy đang như thế nào. Hiện nay có rất nhiều phần mềm đo nhiệt độ CPU hỗ trợ người dùng có thể tự kiểm tra nhiệt độ CPU chính xác nhất. Bạn muốn tìm hiểu thêm chi tiết những phần mềm đó hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Nhiệt độ CPU bao nhiêu là quá nóng?

Nhiều người thường thắc mắc không biết nhiệt độ CPU bao nhiêu là quá nóng. Thông thường nhiệt độ của CPU thường nằm ở mức nhiệt độ khác nhau, nó còn phụ thuộc vào chương trình bạn cài đặt.

Phần mềm đo nhiệt độ đáng tin cậy hiện nay

Nhiệt độ trung bình

Khi Personal Computer (máy tính cá nhân) chạy phần mềm nhẹ – nhiệt độ trung bình tầm 30 đến 40 độ C.

Nhiệt độ trung bình lúc bạn chơi trò chơi trong một khoảng thời gian dài, dùng những phần mềm nhiều tính năng sẽ có nhiệt độ trung bình tầm 50 đến 60 độ C.

Nhiệt độ cao

Nhiệt độ tầm 60 đến 70 độ C được coi là nóng, nếu cứ để mức nhiệt độ này chắc chắn sẽ không tốt cho máy của bạn và dễ hỏng.

Tầm trên 70 độ C một xíu chắc chắn bạn phải tắt máy ngay để hệ thống hoạt động lại, tạm nghỉ và bảo vệ máy. Với mức nhiệt độ này bạn hãy dừng ngay việc sử dụng và nếu dùng thêm sẽ hại cho máy hơn.

Trên 80 được coi quá nóng rất dễ bị sập nguồn, tình trạng này lâu ngày sẽ gây ra cháy nổ và hỏng máy vĩnh viễn. Nếu như máy của bạn đã đạt mức nhiệt độ này chứng tỏ nó rất rất nóng và dễ bị hỏng.

Cách kiểm tra nhiệt độ cpu máy tính không cần phần mềm

Việc cài phần mềm đo nhiệt CPU chưa chắc máy nào cũng cần thực hiện. Nếu bạn muốn biết xem mình có cần cài phần mềm này hay không hãy tham khảo những bước sau đây:

Các bước kiểm tra nhiệt độ CPU máy tính hiệu quả

Bước 1: Bạn nhấn nút nguồn khởi động, sau đó nhấn phím Del (hay nhấn F1, F2 phụ thuộc vào bo mạch chủ, kết cấu máy nữa) trên bàn phím và truy cập đến BIOS.

Nếu như máy của bạn khởi động nhanh và bạn không thể nhìn đọc kịp những hướng dẫn, bạn hãy nhấn phím gì để đọc hướng dẫn BIOS ở dưới màn hình. Hay bạn có thể bấm phím Pause Break để tạm dừng để bạn có thể đọc kĩ hơn.

Bước 2: Bạn đã vào được BIOS, tiếp đó bạn hãy điều hướng dẫn bằng các phím chuyển dịch trên bàn phím và tới mục Power hay PC Health.

Bước 3: Tại đây bạn sẽ thấy những thông số CPU, TEMP, SYSTEM TEMP.

Top phần mềm kiểm tra đo nhiệt độ cpu máy tính, laptop

Bạn muốn đo nhiệt độ CPU chính xác cho máy tính laptop, bạn nên biết đến những phần mềm đo nhiệt độ CPU sau đây. Những phần mềm đó sẽ giúp bạn bảo vệ máy tính, laptop tốt hơn.

#1 Core Temp

Core Temp – phần mềm để đo nhiệt độ máy tính với dung lượng nhỏ vừa phải và quá trình kiểm tra đơn giản. Khi cài phần mềm này bạn sẽ dễ dàng kiểm tra, do nó có tính năng hoạt động độc lập với bo mạch chủ.

Phần mềm đo nhiệt độ CPU
Phần mềm đo nhiệt độ CPU

#2 CPU – Z

CPU – Z phần mềm được nhiều người đánh giá cao và kiểm tra nhiệt độ CPU tốt. Đặc điểm nổi bật của phần mềm này nằm ở khả năng thông báo thông tin của CPU, Caches, Mainboard, bộ nhớ, SPU, RAM, card đồ họa.

Phần mềm đo nhiệt độ hiệu quả

#3 SpeedFan

Phần mềm đo nhiệt độ CPU speedfan khiến cho bạn dễ dàng hơn trong việc kiểm tra nhiệt độ máy. Phần mềm có tính năng đặc biệt và giúp bạn biết được tốc độ gió cũng như công suất tối đa của quạt. Chính điều đó khiến cho việc bảo vệ máy tốt hơn.

Phần mềm máy tính, laptop đáng cài về máy của mình

#4 Real Temp

 Khi nói về Real Temp chắc hẳn ai cũng biết do nó quá thông dụng. Phần mềm này người dùng có thể theo dõi và phân tích nhiệt độ của các loại chip. Phần mềm này giúp bạn biết nhiệt độ thực tế và khoảng cách TJMAX.

Máy tính, laptop nên có phần mềm đo nhiệt độ này

#5 Hardware Sensors Monitor

Hardware Sensors Monitor phần mềm có thể giúp bạn kiểm tra hoạt động của phần cứng tốt nhất. Hơn nữa, phần mềm có kiểm tra được nhiều thứ khác nhau bao gồm CPU, ổ cứng, card đồ họa, bo mạch chủ …

Phần mềm đáng mong đợi trong thời gian gần đây

#6 CPUID HWMonitor

CPUID HWMonitor – phần mềm đo nhiệt độ CPU miễn phí dành cho máy tính, laptop. Phần mềm này có tính năng kiểm tra CPU, RAM, quạt tản nhiệt hay nó còn theo dõi được nhiệt độ của máy. Phần mềm này được đánh giá cao bởi tính năng.

Đo nhiệt độ CPU rất cần thiết để bảo vệ máy tính, laptop của bạn

#7 Precision X

Phần mềm này có tính năng kiểm tra xung nhịp của CPU, nhiệt độ và điều chỉnh quạt hay tốc độ quạt. Không chỉ vậy nó còn hiện lên những thông số để bạn kiểm tra cũng như theo dõi máy dễ dàng.


Phần mềm có điều chỉnh quạt và tốc độ quạt tốt nhất

#8 Rainmeter

Rainmeter một trong những phần mềm đo nhiệt độ thông dụng hiện nay và nó cung ứng widget. Phần mềm này bạn có thể tính toán được dung lượng bộ nhớ. Kiểm soát không gian trống của ổ đĩa, lưu lượng truy cập mạng.

Phần mềm cung ứng widget và kiểm soát không gian tốt

#9 Prime 95

Phần mềm này dùng để đo nhiệt độ của CPU máy tính hiệu quả nhờ quá trình overclock. Phần mềm này sẽ kiểm tra tốt nhất nhờ công cụ stress – test CPU được người dùng đánh giá cao.

#10 Furmark

Phần mềm này sẽ giúp việc kiểm tra nhiệt độ CPU tốt hơn. Nó có những tính năng như giám sát hệ thống làm mát CPU, cấu hình các thông số máy tính laptop.

Phần mềm đang thu hút nhiều người yêu máy tính

Phân biệt giữa cpu và gpu

Với những ai dùng máy tính chắc không còn xa lạ với CPU và GPU. CPU – được coi như bộ não trung tâm, nó có chức năng tính toán và xử lý những chương trình vi tính, điều phối những chương trình khác. Còn GPU lại khác nó chuyển xử lý hình ảnh, đồ họa nhanh nhất. Bạn muốn phân biệt CPU và GPU hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Giống nhau

CPU và GPU đều tạo lên hàng trăm triệu bóng bán dẫn cũng như giải quyết hàng trăm, nghìn hoạt động mỗi giây. CPU và GPU đều có nhiệm vụ khác nhau nhưng đều hướng tới xử lý dữ liệu.

Khác nhau

CPU còn được biết đến với cái tên Central Processing Unit – có nghĩa bộ xử lý trung tâm. Nhiệm vụ chính thức của CPU để xử lý những chương trình vi tính và dữ liệu, xử lý dữ kiện chương trình được lập từ trước.

CPU được coi như con chip, nhiệm vụ xử lý những thông tin trong máy tính. Sau đó ra lệnh cho những công cụ khác thực hiện, thiếu nó máy khó hoạt động.

Phần mềm ngày càng được tin tưởng để bảo vệ máy tính

GPU còn được biết đến với cái tên Graphics Processing Unit – bộ phận xử lý đảm nhiệm vụ tăng tốc, xử lý đồ họa; cả những việc tạo ra giao diện với người dùng tới các vụ tính toán xử lý trò chơi.

Kết luận

Qua bài viết này, bây giờ chắc bạn đã nắm chắc những phần mềm đo nhiệt độ CPU hữu ích. Khi bạn có được những phần mềm này chắc chắn bạn sẽ dễ kiểm tra nhiệt độ máy tính, laptop hơn.

Khi bạn nắm rõ nhiệt độ của máy – bạn sẽ biết cách xử lý và biết khắc phục tình trạng máy nóng như thế nào. Nếu như bạn không biết chính xác của máy bạn sẽ không biết cách xử lý nó như thế nào.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích cho bạn không?
YesNo

Đề xuất Bài Viết Liên Quan

Bình luận/Hỏi đáp