Nếu thường xuyên làm việc với máy tính win 10 và tất cả những dữ liệu quan trọng của cá nhân cũng như công việc đều lưu trên máy tính thì bạn cần biết cách backup win 10 thường xuyên. Thao tác này tốn rất ít thời gian nhưng lại đem lại cho bạn sự an tâm, vậy không có lí do gì để bạn từ chối đọc bài viết sau đây của chúng tôi.
Tóm tắt nội dụng
Backup win 10 là gì?
Hiểu đơn giản backup win 10 là công việc sao chép hoặc sao lưu lại toàn bộ dữ liệu, cài đặt gốc hoặc các thiết lập quan trọng của hệ điều hành trên máy tính. Việc làm này mục đích đề phòng trong trường hợp máy tính của bạn gặp sự cố hoặc do vấn đề nào khác nghiêm trọng gây lỗi hoặc do sự phá hoại của virusiết máy tính.
Tham khảo thêm thủ thuật sử dụng win 10
- Tổng hợp các phím tắt win 10 và chức năng sử dụng
- Tắt update win 10: Nên tắt hay bật chế độ update win 10
Nên lưu file backup win 10 ở đâu?
Có vô số cách để backup hệ thống và dữ liệu trong wins 10 mà không cần phải dùng bất kì phần mềm nào của hãng khác, một trong số đó là công cụ tạo file backup của win 10.
Mặc dù chúng ta có thể lưu trữ file backup ở ổ đĩa thứ hai, trên mạng nội bộ hoặc sử dụng đĩa DVD trắng, nhưng để có thể lưu trữ dữ liệu một cách an toàn thì bạn nên sử dụng ổ đĩa rời. Việc lưu trữ dữ liệu trên ổ rời cũng không gây tốn kém hay mất nhiều thời gian của các bạn. Để tạo file backup toàn bộ hệ thống dùng công cụ của win 10, các bạn cần kết nối ổ đĩa rời với dung lượng đủ lớn.
Quá trình backup win 10 mất bao lâu?
Quá trình backup win 10 tốn không quá nhiều thời gian, chỉ cần làm theo các thao tác đơn giản như mô tả dưới đây mà thôi:
Bước 1. Trên máy tính win 10, nhấn biểu tượng Windows Start => chọn Settings (hoặc Windows + I):
Bước 2. Khi đó, cửa sổ Settings hiện ra, nhấn Update & Security:
Bước 3. Giao diện mới hiện lên (dưới hình), nhấn backup trong danh sách bên trái => nhấp vào liên kết Go to Backup an Restore (Windows 7):
Bước 4. Cửa sổ Backup and Restore Windows 10 hiện ra => chọn Set up backup:
Bước 5. Tiếp sau, tiến trình sao lưu Windows 10 bắt đầu (hình dưới), chờ đợi một chút hệ thống sẽ đưa ra giao diện mới:
Bước 6. lựa chọn nơi lưu file backup win 10
Cửa sổ mới hiện lên (dưới hình), tại đây bấm chọn ổ đĩa sẽ lưu file Backup Windows 10 trong mục Save Backup on (nếu có thể thì bạn nên sao lưu vào ổ cứng gắn ngoài hoặc USB) => nhấn Next đi tiếp:
Bước 7. Tại đây, hệ thống cung cấp 2 tùy chọn trước khi tiến hành Backup dữ liệu.
Let Windows choose (recommended) –khuyên dùng: Tùy chọn này sẽ sao lưu những dữ liệu bao gồm những thư mục mặc định của Windows, những dữ liệu được lưu trong thư viện (libraries) và trên màn hình Desktop. Quan trọng nhất là Windows sẽ Backup dữ liệu và tạo một ảnh hệ thống (tương tự file GHOST) để phục hồi hệ thống khi cần thiết.
Let me choose: Cho phép người dùng tùy chọn những dữ liệu sẽ được sao lưu lại.
Bước 8. Cửa sổ như dưới hình hiện ra, nhấn chọn vào tùy chọn Change schedule:
Bước 9. Khi cửa sổ mới hiện ra các bạn có thể thiết lập lại thời gian Backup dữ liệu tự động, nhưng cách backup win 10 này chúng ta bỏ chọn Run Backup on a schedule để tạo một đĩa ảnh Windows 10 lúc hệ thống hoạt động tốt => sau đó nhấn OK:
Bước 10. Bước tiếp, nhấn vào Save settings and run backup:
Bước 11. Không lâu sau đó, chương trình Backup Windows 10 sẽ diễn ra và nếu như muốn dừng việc này lại thì bạn nhấn vào Stop Backup (như hình bên dưới). Ngoài ra bạn có thể thấy tiến trình này trong phần Back up and Restore your files.
Bước 12. Sẽ không có thông báo được hiển thị khi quá trình sao lưu Windows 10 hoàn tất. Tuy nhiên, bạn có thể thấy thông tin file Backup gần nhất được hiển thị trong Back up and Restore your files:
Bước 13. Bây giờ bạn có thể tìm thấy file Backup Windows 10 vừa thực hiện trong ổ đĩa đã lưu:
Tổng hợp cách backup win 10 không cần phần mềm
#1. File History – sao lưu file, có thể tìm kiếm lại các phiên bản cũ
File History lần đầu xuất hiện trong Windows 8 và tiếp tục là giải pháp được lựa chọn để backup chính của win 10. File History không backup cả chiếc máy tính, thay vào đó nó đảm bảo rằng các file cá nhân, tài liệu của chúng ta sẽ được backup thường xuyên.
#2. System Restore – đề phòng cài app hay update bị hỏng
Đây là tính năng đã có từ lâu và nó chủ yếu dùng cho việc backup các ứng dụng, cấu hình hệ thống chứ không phải dùng để backup file như File History như giới thiệu ở trên. Vì thế mà trên một cái máy tính, để tốt nhất chúng ta sẽ bật cả File History lẫn System Restore để lỡ app hay Windows có update mà bị hư hỏng gì thì bạn có thể nhanh chóng quay về ban đầu, tránh mất thời gian cài lại Win hay app.
#3. Backup and Restore
Tính năng này có trên Windows 7 và 8, sau đó lên 8.1 bị bỏ, rồi lên Windows 10 nó quay trở lại. Ngoài việc backup file trên máy, Backup and Restore Windows 7 còn hỗ trợ anh em mới lên Win 10 khôi phục data và cấu hình từ thiết bị cũ cho đỡ mất thời gian setup và làm thủ công.
#4. Tạo System Image Backup – backup cả cục, restore cả cục
Cũng trong công cụ Backup and Recovery (Windows 7), Windows cho phép bạn tạo ra một file image, nó giống như một tấm hình chụp lại toàn bộ cái máy tính ở thời điểm bạn backup, bao gồm tất cả mọi thứ từ file cá nhân cho tới app, cấu hình và mọi thứ. Nếu anh em nào quen với ghost thì khái niệm này giống y chang như vậy. Lỡ mà máy bị khùng, ổ cứng hư thì chỉ cần restore lại bằng file image đó là xong, mọi thứ sẽ đâu vào đấy ngay và không cần setup gì thêm cả.
#5. Advanced Startup Options
Windows có một môi trường đặc biệt để bạn khởi động máy tính của mình trong trường hợp Windows không thể boot vào một cách bình thường. Trong Windows 7, chúng ta thường vào những chế độ như Safe Mode bằng cách nhấn F8, còn lên Win 8 và Windows 10 thì bạn sẽ tự thấy những tùy chọn này xuất hiện.
Bài viết trên đây của chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn một số những câu hỏi xung quanh việc backup win 10 không cần cài phần mềm một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!