Restore win 10 là một tính năng rất hay để bạn có thể nhanh chóng khôi phục lại hệ thống tại một thời điểm an toàn trước đó giúp xử lý các sự cố mà không cần phải cài đặt lại máy tính phức tạp như những cách khác.
Điều kiện để bạn có thể restore win 10
Để có thể restore win 10 cho máy tính của mình thì bạn phải đảm bảo rằng đã kích hoạt tính năng System Restore. Bởi vì theo mặc định của Microsoft thì tính năng này sẽ bị vô hiệu hóa và bạn phải kích hoạt nó lên nếu muốn sử dụng.
Tại sao phải kích hoạt System restore?
Restore là một quá trình giúp máy tính khôi phục lại trạng thái ổn định trước đó. Vậy trạng thái trước đó là trạng thái vào thời điểm nào? Đây chính là lý do tại sao chúng ta phải bật tính năng System restore.
System restore hoạt động bằng cách khi có bất kỳ sự thay đổi nào đó trên hệ thống chẳng hạn như cài đặt ứng dụng, registry, thay đổi các tập tin,…thì chúng sẽ sao lưu trạng thái này của hệ thống lại để làm điểm khôi phục. Khi có sự cố xảy ra và bạn tiến hành restore thì điểm khôi phục này chính là trạng thái của hệ thống sau khi restore.
Vậy kích hoạt System restore như thế nào?
Bước 1: Nhấp vào Menu Start, gõ vào khung tìm kiếm từ khóa “system restore”. Tại danh sách trả về kết quả tìm kiếm, lựa chọn “Create a restore point”.
Bước 2: Tại hộp thoại System Properties, chọn tab “System Protection”. Sau đó nhấp chọn ổ đĩa cài đặt windows (thường sẽ là ổ đĩa C).
Lưu ý: Bạn phải chắc chắn rằng ổ đĩa cài đặt windows mà bạn đã lựa chọn ở bước trên, bên mục Protection đã chuyển sang chế độ On.
Chọn xong ổ đĩa thì nhấn vào nút “Configure”.
Nút create ở đây có ý nghĩa gì?
Sau khi tính năng System restore được kích hoạt thì điểm khôi phục sẽ được tạo ra một cách tự động. Nhưng nếu không thích bạn có thể sử dụng nút Create để tạo ra một điểm khôi phục (Restore Point) bất kỳ bằng cách thủ công trước khi tiến hành thay đổi gì đó trên hệ thống.
Để tạo điểm khôi phục bạn chỉ cần:
+ Click vào nút Create
+ Nhập mô tả (Ví dụ Restore Point trước khi cài đặt phần mềm Photoshop)
+ Click lần nữa vào nút Create là xong.
Mình muốn giới thiệu để bạn biết cách tạo điểm khôi phục như thế nào, bây giờ mình tiếp tục tiến hành kích hoạt System restore.
Bước 3: Tick chọn “Turn on system protection”
Lưu ý: Ở mục “Max Usage” bạn có thể di chuyển thanh trượt để điều chỉnh dung lượng sử dụng cho System restore. Mặc định tỷ lệ là 1%.
Bước 4: Chọn “Apply”
Bước 5: Chọn “Ok”
Vậy là tính năng System restore win 10 đã được kích hoạt thành công, từ bây giờ ổ đĩa hệ thống windows đã được bảo vệ. Do đó khi có bất kỳ thay đổi nào trên hệ thống thì chúng đều được sao lưu lại để làm điểm khôi phục.
Quá trình restore win 10 mất bao nhiêu phút?
Quá trình restore win 10 không mất quá nhiều thời gian như khi reset máy. Thông thường sẽ mất khoảng 20 đến 30 phút tùy thuộc vào cấu hình máy và tốc độ mạng.
Hướng dẫn restore win 10 mới như lúc đầu không mất dữ liệu
Dưới đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn 3 trường hợp restore win 10.
Trường hợp thứ 1 là khi máy gặp sự cố nhưng bạn vẫn có thể truy cập vào window như bình thường. Còn trường hợp thứ 2 là bạn không thể khởi động được và trường hơp thứ 3 là restore win 10 từ file backup.
#1. Restore win 10 về trạng thái trước đó bằng System Restore
Bước 1: Nhấp vào Menu Start. Gõ từ khóa “Create a restore point” rồi click chọn trong danh sách tìm kiếm để mở hộp thoại System Protection.
Bước 2: Tại hộp thoại System Protection, click vào nút “System Restore”.
Bước 3: Click “Next”
Bước 4: Lúc này bạn sẽ thấy tất cả các điểm khôi phục có trong hệ thống bao gồm cả thời gian, ngày tháng cụ thể. Bạn hãy chọn điểm khôi phục an toàn nhất để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định nhất
Bước 5: Click vào “Scan for affected programs” để xem danh sách các ứng dụng, phần mềm sẽ bị xóa nếu bạn restore (Các ứng dụng bị xóa là những ứng dụng được cài đặt sau thời gian tạo điểm khôi phục hệ thống).
Bước 6: Sau đó click vào “Cancel”
Bước 7: Chọn “Next”
Bước 8: Cuối cùng nhấn “Finish” để bắt đầu quá trình restore.
#2. Restore win 10 khi không truy cập vào được windows
Nếu vì một lý do nào đó mà máy tính của bạn không thể truy cập vào windows. Nhưng bạn muốn restore lại máy thì thực hiện như sau:
Bước 1: Khởi động máy tính (3 lần) để mở chương trình tự sửa chữa trên windows
Bước 2: Nhấn chọn “Advanced startup”
Bước 3: Tiếp tục chọn “Troubleshoot”
Bước 4: Sau đó chọn “Advanced options”
Bước 5: Click chọn “System Restore”
Bước 6: Rồi nhấn “Next” để tiếp tục
Lưu ý: Từ bước này trở đi thì bạn thực hiện tương tự như ở cách 1
Bước 7: Chọn điểm khôi phục
Bước 8: Nhấn vào nút “Scan for affected programs” để kiểm tra các ứng dụng sẽ bị xóa
Bước 9: Click vào “Close” để đóng lại wizard
Bước 10: Sau đó nhấn “Next” và cuối cùng là “Finish”.
#3. Restore win 10 từ file backup
+ Cách tạo file backup
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở cửa sổ settings, sau đó click chọn “Update & Security”
Bước 2: Chọn “Backup” ở khung menu phía bên trái. Sau đó nhìn sang phía bên phải màn hình, click chọn dòng chữ “ Go to backup and restore (windows 7)”
Bước 3: Nhấp chọn “Set up backup”
Bước 4: Bạn chờ một tí để tiến trình windows backup khởi động
Bước 5: Sau đó chọn ổ đĩa lưu file backup rồi nhấn “Next”
Bước 6: Tiếp theo sẽ xuất hiện 2 tùy chọn
- Let windows choose (recommended): windows sẽ tự chọn những dữ liệu được backup
- Let me choose: bạn sẽ tự chọn file backup
Các bạn nên lựa chọn “Let windows choose”
Bước 7: Nhấn vào liên kết “Change schedule”
Bước 8: Bạn bỏ tick ở mục “Run backup on a schedule (recommended)” để hủy chế độ backup tự động đi nhé, Rồi nhấn “OK” để tiếp tục.
Bước 9: Nhấn vào nút “Save settings and run backup”
Bước 10: Quá trình backup dữ liệu đang diễn ra
Bước 11: Sau khi backup xong, bạn có thể kiểm tra thông tin về file backup ở phần “Back up and restore your files”
+ Hướng dẫn restore win 10 từ file backup trước đó
Bước 1: Vào settings -> Update & Security -> Backup ở khung menu bên trái. Sau đó sang màn hình bên phải nhấp vào liên kết “Go to Backup an Restore (windows 7)”
Bước 2: Nhấn vào dòng chữ “Select another backup to restore files from”
Bước 3: Sau đó chọn file backup bạn muốn khôi phục và nhấn Next
Bước 4: Ở màn hình tiếp theo, bạn tick chọn mục “ Select all files from this backup” rồi nhấn “Next”
Bước 5: Lựa chọn vị trí muốn khôi phục backup
- In the original location: Vào ổ đĩa mà bạn đã sử dụng để backup trước đó
- In the following location: Vào ổ đĩa mà bạn chọn
Lựa chọn xong bạn nhấn “Restore” để bắt đầu quá trình khôi phục.
Ngoài 3 cách trên bạn cũng có thể restore win 10 từ USB boot nếu không thể truy cập vào giao diện windows hoặc chương trình sửa chữa tự động Repair. Tuy nhiên bài viết này mình chỉ hướng dẫn 3 cách trên, restore win 10 từ USB boot mình sẽ giới thiệu ở một bài viết khác.
Sự khác biệt giữa restore win 10 và reset win 10
+ Điểm khác nhau lớn nhất giữa restore win 10 và reset win 10 chính là reset sẽ khôi phục hệ thống về trạng thái đầu tiên, giống như bạn vừa mới đi cài lại win vậy đấy. Còn restore sẽ khôi phục hệ thống về trạng thái an toàn đã được sao lưu trước đó.
+ Điểm khác biệt tiếp theo đó là reset sẽ khôi phục lại trạng thái gốc ban đầu nên bạn sẽ không thể lựa chọn được thời điểm. Còn đối với restore bạn hoàn toàn có thể lựa chọn được việc khôi phục hệ thống về trạng thái an toàn nào đó trước đây vào thời gian nào dựa vào Restore Point.
+ Ngoài ra, reset sẽ làm mất hết dữ liệu, ứng dụng, phần mềm bạn đã cài đặt trong hệ thống. Còn restore chỉ xóa những dữ liệu, ứng dụng phần mềm được cài đặt sau thời điểm đã tạo điểm khôi phục đó.
+ Restore không thể khắc phục các lỗi về phần cứng còn reset có thể sửa được tất cả các lỗi từ phần mềm, phần cứng đến khởi động máy.
+ Reset win 10 tốn nhiều thời gian hơn restore win 10.
Tổng kết
Mực in Đại Tín mong muốn với bài hướng dẫn tận tình trên, bạn sẽ biết được khi nào cần reset và khi nào nên restore win 10 và cách thức thực hiện sẽ như thế nào. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo các bài viết về thủ thuật win 10:
- Các cách reset win 10 và lưu ý cần biết khi khôi phục lại win 10
- Cách sửa lỗi automatic repair win 10 và startup repair win 10