Home Review sản phẩm Máy In Thẻ Nhựa: Top các dòng máy in chính hãng giá rẻ

Máy In Thẻ Nhựa: Top các dòng máy in chính hãng giá rẻ

Viết bởi: mucindaitin

Thẻ nhựa ngày càng được sử dụng nhiều trong cuộc sống, làm thẻ ATM, thẻ tích điểm, thẻ sinh viên, thẻ làm việc, thanh toán…. Thậm chí ở nước ngoài đi xe bus, tàu điện… cũng sử dụng thẻ nhựa. Do đó máy in thẻ nhựa sẽ là lựa chọn cần thiết cho những công ty, đơn vị sản xuất kinh doanh, trường học….

Bạn có thể tìm hiểu qua mucindaitin.com để tìm được dòng máy in trên các loại thẻ nhựa tốt nhất, bền nhất, dễ sử dụng và giá thành hợp lý.

>>Xem thêm:

Máy in Thẻ Nhựa là gì?

Máy in Thẻ Nhựa hiểu đơn giản là dòng thiết bị ngoại vi có thể kết nối với máy tính. Từ đó in thông tin, hình ảnh, mã vạch lên bề mặt thẻ nhựa theo yêu cầu của người dùng.

Máy chủ yếu sử dụng công nghệ in truyền nhiệt, mực tiếp xúc với bề mặt thẻ giúp chất lượng được gia tăng. Máy có thể in trên nhiều loại thẻ như thẻ trắng, thẻ từ, thẻ cảm ứng…. Nhờ đó có thể phục vụ được nhu cầu sử dụng của rất nhiều đối tượng khác nhau.

Máy in Thẻ Nhựa
Máy in Thẻ Nhựa

Top các dòng máy in Thẻ Nhựa dùng bền giá rẻ

Ở thời điểm hiện tại có rất nhiều dòng sản phẩm cho bạn thỏa sức lựa chọn. Một số dòng máy cao cấp có thể kể tới như:

#1. Datacard SD360

Dòng máy có thể in được hai mặt thẻ tốt, nhanh bậc nhất hiện nay. Thiết bị sở hữu công nghệ in ấn tiên tiến, cho phép in hình ảnh rõ nét, màu đẹp. Đồng thời thiết kế bề ngoài cực kỳ hiện đại, dễ sử dụng và liên kết được nhiều thiết bị qua cổng USB.

Nhờ đó gần như nó phục vụ được nhu cầu in ấn của rất nhiều công ty, tập đoàn lớn ở thời điểm hiện tại. Thậm chí máy cũng có giá thành không quá cao, nên đảm bảo tiết kiệm chi phí vẫn cho giá trị sử dụng cao.

Datacard SD360
Datacard SD360

#2. Zebra ZXP Series 3

Zebra ZXP Series 3 luôn là dòng sản phẩm cao cấp được nhiều người yêu thích. Nó cho khả năng in ấn nhanh, màu sắc đẹp và hình ảnh sắc nét. Thiết kế bên ngoài cũng đẹp, nên nó trở thành vật trang trí tại nơi làm việc của khá nhiều người.

Nếu bạn có một chiếc bàn trắng và yêu cầu một chiếc máy in Thẻ Nhựa trang trí đừng quên lựa chọn Zebra. Chắc chắn với sức hút nó mang lại gần như bạn không thể chối từ.

Zebra ZXP Series 3
Zebra ZXP Series 3

#3. Fargo DTC1250e

Dòng máy in tiêu biểu của Fargo, cho khả năng in hiệu quả, tốc độ nhanh. Do đó với những doanh nghiệp cần in thẻ nhựa liên tục, nhanh luôn lựa chọn. Tất nhiên nếu so chất lượng bản in nó sẽ không thực sự quá vượt trội.

Trong trường hợp bạn không quá chú trọng vào bản in mà chỉ cần tốc độ để in thẻ nhân viên, thẻ học sinh… có thể sử dụng. Còn cần chất lượng bản in tốt hơn nên cân nhắc chọn các mẫu máy khác.

Fargo DTC1250e
Fargo DTC1250e

#4. Zebra ZXP Series 1

Phiên bản tiền nhiệm có thiết kế nhỏ gọn, đồng thời cũng có mức giá rẻ hơn so với các dòng về sau. Nó sẽ là giải pháp tiết kiệm, nhưng vẫn cho trải nghiệm sử dụng vô cùng tốt đối với người dùng.

Tuy nhiên thiết kế bề ngoài nó không thực sự bắt mắt. Đồng thời vì là một phiên bản cũ nên không có quá nhiều tính năng cho bạn sử dụng. Hãy cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn dòng sản phẩm đời đầu này.

Zebra ZXP Series 1
Zebra ZXP Series 1

#5. Máy in Zebra ZXP Series 8

Dòng máy in cao cấp đời thứ 8 có nhiều tính năng nổi bật. Thiết kế khá lớn cho phép bạn in được nhiều thẻ cùng một lúc. Thiết bị có thể in 2 mặt hoặc 1 mặt theo nhu cầu của người dùng, có khả năng in 750 thẻ một giờ với 1 mặt, 180 thẻ một giờ khi in cả hai mặt.

Nhờ đó nó sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những doanh nghiệp lớn, số lượng nhân viên tới hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn. Đồng thời cũng là lựa chọn phổ biến được các cơ sở giáo dục cấp tỉnh sử dụng.

#6. Máy in Zebra P430i

Chiếc máy in cao cấp cho những đơn vị đòi hỏi in nhiều bản một lúc. Kết nối đơn giản qua cổng USB hoặc TCP/IP. Thêm vào đó cải tiến trên nắp máy in giúp nạp mực dễ dàng hơn.

Máy có kết cấu nắp đậy trong suốt có thể dễ thấy được trạng thái khi in, kết hợp một hộp đựng thẻ lỗi riêng. Độ phân giải bản in 300 dpi, 256 shades thực sự cao hơn đại đa số các sản phẩm trên thị trường. Nó có thể sử dụng để in màu ký tự, logo, hình ảnh và mã vạch 1D 2D.

Máy in Zebra P430i
Máy in Zebra P430i

#7. Zebra P120i

Dòng sản phẩm giá rẻ dành cho các công ty, cơ sở sản xuất nhỏ. Với thiết kế khá nhỏ gọn nó có thể được đặt trên bàn làm việc thông thường. Sử dụng để in thẻ nhân viên cực kỳ tiện lợi.

Với tốc độ in 40 giây/ thẻ không phải quá nhanh, nhưng cũng hoàn toàn đủ để sử dụng lâu dài. Thiết bị có màn hình LCD hiển thị, đồng thời có thể in 1 màu hoặc nhiều màu, 1 mặt hoặc 2 mặt, kết nối được với nhiều thiết bị máy tính khác nhau.

#8. Zebra P110i

Phiên bản máy in thẻ đang có giá thành tương đối tốt. Dù sở hữu tốc độ 30 giây/ thẻ, một con số khá nhanh cho các dòng máy in ở thời điểm hiện tại. Máy có thể in nhiều màu, tuy nhiên sử dụng chủ yếu trên 1 mặt nên thường được làm thẻ nhân viên.

Tất nhiên bạn cũng có thể lật mặt còn lại sau khi in nếu muốn in 2 mặt. Nhưng quá trình đó vừa rắc rối, vừa mất thời gian nên cân nhắc lựa chọn máy in thẻ nhựa phù hợp với nhu cầu của mình.

#9. Pointman TP 9000/9100

Dòng máy in cao cấp được sử dụng để in thẻ chứng nhân, nhân viên, quà tặng hoặc thẻ ghi nợ được đánh giá cao tại mucindaitin.com. Pointman TP 9000/9100 cho pehps in màu, in đơn sắc. Cũng có thể cắm thẻ nhớ để dễ dàng sử dụng hơn.

Máy có tốc độ in 1 mặt 25s/ thẻ, 2 mặt 35s/ thẻ. Nên với khả năng hoạt động nó mang lại thực sự tuyệt vời. Kết nối qua cổng USB, LAN, Parallel nên cực kỳ dễ sử dụng, tiện lợi.

Pointman TP 90009100
Pointman TP 90009100

#10. HITI CS310/320

Máy in thẻ nhựa HITI CS310/320 có thiết kế không thực sự bắt mắt. Nhưng với chi phí phải chăng nó là lựa chọn tốt cho các trường học, cơ sở dịch vụ. Công nghệ in nhiệt thẩm thấu cho độ nét cao, chất lượng tới 16.8 triệu màu.

Máy in sử dụng cho hầu hết các thiết bị máy tính, sử dụng cho độ dày thẻ từ 0.25 tới 1mm. Sử dụng màn hình LCD hỗ trợ đa ngôn ngữ giúp quá trình sử dụng của người dùng trở nên tiện lợi hơn.

HITI CS310320
HITI CS310320

#11. HITI CS – 200E

Dòng máy in thẻ kỹ thuật số cho khả năng in một mặt, có thẻ in hoa văn, màu sắc như thật. Với tốc độ in 1000 thẻ một giờ nếu in 1 màu, còn in nhiều màu 25 giây 1 thẻ. Nên nó cho phép quá trình sử dụng nhanh, vô cùng tiện lợi.

Tuy nhiên vì không in được 2 mặt nên chỉ phù hợp với nhu cầu của tổ chức nhỏ lẻ. Còn với nhu cầu lớn hơn tốt nhất bạn nên quan tâm tới việc sử dụng các loại máy in 2 mặt.

HITI CS – 200E
HITI CS – 200E

Máy in thẻ nhựa dùng loại mực gì và giá bao nhiêu

Máy in các loại thẻ nhựa chủ yếu sử dụng mực Ribbon đơn sắc hoặc Ribbon màu. Với loại đơn sắc chủ yếu củng cố tính cá nhân hóa của từng tổ chức trước khi in thông tin chi tiết.

Còn đối với mực màu có thể in nhiều màu dạng thẻ màu một mặt. Mực có thể tạo lớp phủ bảo vệ bề mặt thẻ một cách toàn diện. Mực in cũng có một lớp đen để in chữ hoặc mã vạch.

Các lỗi thường hư hỏng hay gặp phải ở máy in Thẻ Nhựa

Sản phẩm điện tử nào cũng gặp phải lỗi trong quá trình sử dụng, một số vấn đề phổ biến như:

Máy không nhận thẻ, thẻ nhựa khi quá bẩn, bám cặn dầu, mảnh vụn… có thể phát sinh lỗi này. Khi đó cần ngắt nguồn và lấy thẻ kiểm tra. Thẻ quá cũ cần thay thế, thẻ bẩn cần vệ sinh. Nếu gặp lỗi Card Out cần hủy mọi chương trình và cài lại lệnh in.

Thẻ không đều màu, nhạt màu, có thể do mực không được lắp đúng cách hoặc thẻ cũ không có khả năng bám cực cao. Khi đó bạn cần kiểm tra lại ribbon xem lắp đúng cách chưa, đồng thời nên sử dụng thẻ nhựa mới, chất lượng tốt một chút.

Thẻ kẹt trong máy, lõi khá thường gặp, có thể độ dày của nhựa không thích hợp với thiết bị của bạn hoặc lỗi kỹ thuật. Khi đó cần nhấn nút User, nếu không được cần mở nắp máy, tháo hộp mực, xoay núm thủ công để di chuyển thẻ tới khi lấy được ra ngoài.

Ribbon Out, lỗi khi Ribbon có thể bị out, bạn cần đặt lại đúng vị trí. Nếu đã đặt đúng vị trí vẫn hiện lỗi nên chọn Device Info> OK> CH2 để cài đặt lại thiết bị.

Một số lỗi hay gặp ở máy in thẻ nhựa
Một số lỗi hay gặp ở máy in thẻ nhựa

Chi phí sửa chữa thay thế linh kiện có đắt không

Máy in thẻ nhựa có giá thành tương đối cao, nên việc thay thế linh kiện đôi khi có thể tốn kém hạng chục triệu đồng khi hư hỏng đầu in. Với đế trục xoay có giá khoảng 500k, Chip màu có giá khoảng 500k, dây Curoa có giá 500k…. Tuy nhiên các linh kiện này ít khi hư hỏng, nên bạn không phải thực sự lo lắng quá nhiều.

Đắt đỏ nhất sẽ là bộ mã hóa thẻ có thể lên tới 18 triệu đồng. Còn mực in thẻ cũng có giá không rẻ chút nào, dao động từ 1 triệu đồng nếu thay. Nên so với in giấy, in sticker chắc chắn việc thay thế các linh kiện, mực tốn kém hơn rất nhiều.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng máy in Thẻ Nhựa

Nhằm gia tăng độ bền và giá trị sử dụng máy, bạn cần chú ý các vấn đề khi sử dụng như:

  • Vệ sinh máy, lấy Ribbon ra khỏi máy in, mở nắp máy in và nhấn Next. Bạn cần lấy toàn bộ thẻ chưa in ra và dùng thẻ vệ sinh ở vị trí đặt thẻ. Cũng có thẻ dùng băng keo 2 mặt dán lên trục vệ sinh để làm sạch kỹ.
  • Vệ sinh đầu in, bạn có thể dùng chổi để vệ sinh đầu in. Tiến hành quét một chiều 2 – 3 lần tới khi sạch hẳn.
  • Vệ sinh trục cuốn, dùng thẻ vệ sinh để ngay vị trí cuốn thẻ. Tiến hành dùng tay giữ thẻ ở các trục cuốn không để thẻ cuốn vào. Thực hiện 2 – 3 lần cho tới khi sạch toàn bộ.

Với những thông tin về máy in thẻ nhựa, hy vọng bạn có thể tìm được thiết bị phù hợp với nhu cầu của công ty mình. Có thể nói rằng với nguồn chi phí bỏ ra tương đối cao, bạn sẽ phải cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn mua máy in.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài Viết Liên Quan

Bình luận/Hỏi đáp

error: Content is protected !!